Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Tư duy xuất chúng trong NLP: Bản đồ không phải là cảnh thật

Con người phản ánh nhận thức theo thế giới quan riêng của mình, nhận thức không giống 100% so với thực tế.


Bản đồ là một vật thể con người vẽ ra trên giấy, cũng là một bản đồ chỉ dẫn được vẽ ra bởi tâm trí. Bản đồ trên giấy hướng dẫn chúng ta đi từ điểm này đến điểm khác.  Bản đồ trong tâm trí được hình thành theo cách nhận thức của chủ nhân về thế giới, hướng dẫn chúng ta tới mục tiêu chúng ta cần thực hiện. Và nhận thức của một người được xây dựng trên nền tảng kiến thức, giá trị, văn hóa, giáo dục là khác nhau. Chính vì vậy bản đồ trong tâm trí của mỗi người là khác nhau.  Và bản đồ không phải là cảnh thực. Điều này có nghĩa rằng những gì trong tâm trí của bạn vẽ ra thành bản đồ sẽ không giống với những điều xảy ra trên thực tế.  Nếu có bản đồ tư duy tốt, chúng ta dễ dàng nhìn và thấu hiểu thực tế đúng đắn hơn và có kết luận chính xác hơn.  

Cùng đọc 1 cuốn sách cách đây mấy năm tôi ko hiểu. Nhưng giờ đây tôi rất thấm. Tại sao lại khác biệt như vậy. Vì nhận thức của tôi đã thay đổi, bản đồ tư duy thay đổi, tôi đã cập nhật nhiều kiến thức trong nhiều năm, giờ khả năng nhận thức và thấu hiểu tốt hơn, nên tôi hiểu được hơn ý của tác giả, giờ tôi có động lực để thực hành theo cuốn sách nhiều hơn, và tôi dễ dàng thấy được kết quả khi tôi áp dụng nó.


Ứng dụng thực tế: Vì thế giới luôn luôn thay đổi, cần phải liên tục cập nhật bản đồ ( cập nhật kiến thức , văn hóa, giáo dục )  bằng cách đọc sách, tham dự các khóa học, trải nghiệm , học tập từ công việc và từ mọi người xung quanh để dễ dàng thực hiện và đạt được mục tiêu trên thực tế một cách tốt nhất. 
Trích cuốn sách 21 ngày thực hành NLP- Tác giá Đậu Thị Nhung (www.dauthinhung.com)